Vay tín chấp là gì? Rủi ro của khoản vay tín chấp. Quy định pháp luật về cho vay tín chấp. Vay tín chấp là hình thức vay quen thuộc của nhiều người. Quy định của pháp luật về hình thức cho vay này như thế nào?

1. Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp đúng như tên gọi, đây là hình thức vay không dùng tài sản để bảo đảm mà dùng chữ “tín” – dùng uy tín và mức thu nhập của người đi vay để làm căn cứ vay vốn.

2. Rủi ro khi vay tín chấp

Rủi ro khi vay tín chấp

Bên cho vay trong quan hệ cho vay tín chấp có những rủi ro sau:

Rủi ro lớn nhất luôn là vấn đề thanh toán nợ. Trong quy định của các tổ chức tín dụng, quy trình cho vay tín chấp chỉ được gọi là kết thúc khi khách hàng trả hết khoản vay trả góp (trả hết gốc và lãi).

Như vậy, rủi ro khi vay tín chấp là khách hàng không thanh toán đúng hạn và đầy đủ. Nguyên nhân của việc khách hàng chậm trễ hoặc không thanh toán đủ xuất phát từ nhiều yếu tố. Có thể do khách quên, có việc đột xuất không thanh toán được hoặc không đủ tiền thanh toán …

Nếu chỉ chậm vài ngày thì không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu khách hàng chậm quá lâu (trên 15 ngày) thì có thể bị cảnh báo nợ khó đòi. Khi đó, rủi ro khi cho vay tín chấp ngày càng cao.

Ở mức độ cao hơn, đó là khi khách hàng cố tình không trả nợ, trả nợ giữa chừng, không hoàn thành hợp đồng vay. Lúc này, rủi ro khi vay tín chấp được báo động ở mức cao nhất. Các tổ chức tín dụng sẽ thu tiền bằng nghiệp vụ của chính mình.

Nếu vẫn không được giải quyết thì bên cho vay sẽ khởi kiện bên vay ra tòa. Lúc này, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều khi có sự tham gia của pháp luật.

Ngoài ra, còn có các trường hợp rủi ro khác như khách hàng mất tích, tử vong, tai nạn… Đây là những rủi ro không mong muốn từ hai phía.

3. Làm sao để được vay tín chấp?

Như đã phân tích ở mục 1, cho vay tín chấp dựa trên mức độ uy tín tín dụng của người đi vay. Ai đủ điều kiện vay tín chấp?

Để được vay vốn bạn cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản của ngân hàng như:

  • Là người có thu nhập cố định và ổn định. Có ngân hàng chấp nhận mức thu nhập 4,5 triệu đồng / tháng, cũng có nhiều ngân hàng yêu cầu cao hơn. Bạn sẽ phải nộp bản sao kê này chứng thực mức lương của mình để ngân hàng đánh giá khả năng chi trả của bạn.
  • Không có tín dụng xấu tại ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác. Vì vậy, bạn nên có những thói quen tài chính phù hợp để tránh bị điểm tín dụng xấu.
  • Một số điều kiện cơ bản như: là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại ngân hàng để vay vốn.
  • Bạn có thể vay ở nhiều ngân hàng khác nhau, tuy nhiên ngân hàng sẽ xem xét mức trả nợ của bạn để có thể duyệt vay hay không.

Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà điều kiện vay tín chấp có thể khác nhau nhưng về cơ bản bao gồm các điều kiện trên.

4. Vay tín chấp ngân hàng nào dễ nhất?

Sau đây là danh sách 10 ngân hàng cho vay tín chấp với lãi suất thấp:

  • Vay tín chấp ngân hàng BIDV: Lãi suất vay từ 11,9%/năm.
  • Vay tín chấp ngân hàng Vietcombank: Lãi suất từ 15%/năm.
  • Ngân hàng VPBank: Lãi suất vay tín chấp tại VPBank là từ 16% đến 38%/năm tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau và được tính trên dư nợ giảm dần.
  • Ngân hàng OCB: Lãi suất từ 1,67% ~ 2,92% (tháng – lãi suất tính theo dư nợ gốc).
  • Ngân hàng MSB: Mức lãi suất từ 0.8 – 1.3%/tháng.
  • Ngân hàng Sacombank: Lãi suất tùy theo công ty từ 1%/tháng
  • Ngân hàng Techcombank: Lãi suất: 13.78%/năm.
  • Ngân hàng TPBank: Lãi suất: 7,2%/ năm.
  • Ngân hàng LietVietPostBank: Lãi suất: 13,7%/ năm.

Trên đây, chúng tôi đã trả lời câu hỏi Vay tín chấp là gì? 

XEM THÊM TẠI: https://hip-cooking.com/