Thẻ nhớ là một thiết bị di động quan trọng cần thiết để lưu trữ dữ liệu. Được sử dụng trong các thiết bị kỹ thuật số cầm tay như điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc, máy quay video, v.v. Khi bộ nhớ đầy, một số phần mềm hoặc dữ liệu khác sẽ không hoạt động. Vì vậy chúng ta cần sử dụng thẻ nhớ để chuyển dữ liệu từ điện thoại sang thẻ nhớ.  Cùng tìm hiểu với chúng tôi!

Thẻ nhớ cho thiết bị số cầm tay

Thẻ nhớ là một phụ kiện có thể lưu trữ dữ liệu như tệp hình ảnh, video hoặc các tệp dữ liệu khác. Sử dụng trên các thiết bị smartphone, thiết bị có hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ.

Máy tính chỉ có thể đọc dữ liệu của thẻ nhớ thông qua đầu đọc thẻ. Hầu hết các đầu đọc thẻ ngày nay thường được đặt bên ngoài máy tính và giao tiếp thông qua cổng USB. Một số máy tính xách tay có đầu đọc thẻ tích hợp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thẻ nhớ được chia làm 3 loại: SD, MiniSD, MicroSD, dung lượng dao động từ 2GB đến 512GB, bạn nên chú ý mua hàng chính hãng, thương hiệu nổi tiếng, ít hư hỏng, chẳng hạn như: Samsung, Kingston, SanDisk, …

2. Một số thông số trên thẻ nhớ

Thông số X

Là cách đo tốc độ cho các chuẩn thẻ SD/MicroSD, hiển thị tốc độ đọc cao nhất có thể trong điều kiện tốt nhất.

1x = 150KB/s. (1MB=1024KB)

Ví dụ: 633x = 92.724MB/s. Tốc độ đọc dữ liệu cao nhất là 92.724MB/s

Thẻ nhớ Micro SDXC Lexar 64GB

Thông số Class

Là cấp độ của tốc độ thẻ nhớ, tốc độ đọc ghi tối thiểu cần đạt.

Thẻ nhớ SDHC 64GB Sandisk

Ví dụ như trên thẻ Sandisk có kí hiệu 10 tức là class số 10 đồng nghĩa với việc tốc độ đọc ghi tối thiểu là 10MB/s với tốc độ này có thể sao chép 1 video dung lượng 1GB vào thẻ nhớ chưa tới 2 phút. Ngược lại với thông số “X” là tốc độ đọc ghi tối đa.

Với thẻ nhớ chất lượng cao hơn, tốc độ truyền dữ liệu có thể vượt quá các mức này, lên tới 95MBps.

Dựa trên sở thích và nhu cầu của mình, bạn nên chọn loại thẻ nhớ phù hợp nhất với mình. Không nên chọn loại thẻ nhớ có thông số cao, công việc cần sử dụng không quá nhiều sẽ gây lãng phí.

3. Thẻ nhớ hoạt động như nào?

Thẻ nhớ được lắp vào điện thoại của bạn và hầu hết mọi chức năng đều tự hoạt động mà người dùng không cần phải làm gì cả. Trong hầu hết các trường hợp, điện thoại của bạn sẽ tự động bắt đầu quét thẻ, xác định tất cả thông tin và tệp cần thiết (nếu có) được lưu trữ trên thẻ và sắp xếp nó vào các thư mục bạn cần. Bạn có thể truy cập nó sau này thông qua ứng dụng quản lý tệp trên Android.

LƯU Ý: Hãy cẩn thận khi tháo thẻ nhớ khỏi thiết bị. Bạn chỉ có thể tháo thẻ nhớ khỏi thiết bị khi chọn chức năng tháo thẻ nhớ trên thiết bị hoặc khi tắt điện thoại. Khi đó, mọi kết nối dữ liệu giữa điện thoại và thẻ nhớ sẽ bị ngắt, bạn có thể rút thẻ nhớ ra một cách an toàn. Trong một số trường hợp, nếu bạn sử dụng điện thoại và rút thẻ nhớ theo hướng ngang, dữ liệu trên thẻ có thể bị hỏng hoặc bị mất. Điều này có thể khiến một số hình ảnh không mở được, lỗi ứng dụng, v.v.

4. Các loại thẻ nhớ SD

SD (Secure Digital): dung lượng 128MB ~ 2GB
SDHC (Secure Digital High-Capacity): dung lượng khoảng 4GB ~ 32GB
SDXC (Secure Digital eXtended-Capacity): dung lượng khoảng 64GB ~ 2TB

Thiết bị hỗ trợ SDXC sẽ nhận được thẻ SD, SDHC, SDXC.
Thiết bị hỗ trợ SD chỉ nhận được thẻ SD, không nhận được thẻ SDHC và SDXC.
Thiết bị hỗ trợ SDHC sẽ nhận được thẻ SDHC và SD nhưng không nhận được SDXC.
Thẻ nhớ SD có thể tương thích với thiết bị hỗ trợ SD, SDHC, SDXC.

5. Nên chọn thẻ nhớ như thế nào?

Bạn chọn cấp càng cao thì tốc độ càng nhanh, nhưng đối với điện thoại thông minh thì bạn chỉ nên chọn thẻ từ cấp 4 đến cấp 6 và vẫn hoạt động tốt cho hầu hết các tác vụ.

Nếu bạn muốn lưu trữ một số lượng lớn các tập tin ghi âm thì nên chọn thẻ có dung lượng lưu trữ từ 16GB trở lên, mặc dù vậy các tập tin ghi âm sẽ không quá lớn. Nhưng chắc chắn bạn không muốn bỏ lỡ những tập tin hay, đôi khi máy sẽ báo hết bộ nhớ.

Khi chọn thẻ nhớ, bạn cũng cần mua dung lượng tương ứng cho thiết bị được hỗ trợ. Một số máy cao cấp hiện nay đã hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 128GB. Dung lượng thẻ nhớ cao nhất có thể hỗ trợ của các smartphone trên thị trường hiện nay là 128GB.

Bạn nên chọn thẻ nhớ đáp ứng được nhu cầu lưu trữ và giải trí, tránh lãng phí khi dùng không hết.

Bạn nên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, tuy giá có thể cao hơn (chênh lệch thực sự không quá lớn) nhưng đổi lại bạn được đảm bảo về chất lượng và chế độ bảo hành tốt.

6. Tìm hiểu về thẻ nhớ MicroSD

Thẻ nhớ MicroSD là loại thẻ đang được sử dụng phổ biến trên điện thoại hiện nay nhờ kích thước nhỏ gọn của nó.

Thẻ nhớ MicroSDXC SanDisk Ultra 64GB

Ưu và nhược điểm của thẻ ghi nhớ MicroSD

Ưu điểm:

  • Sử dụng thẻ nhớ khi không có kết nối Internet.
  • Giá thành của thẻ nhớ MicroSD rẻ hơn so với các dịch vụ lưu trữ đám mây Google Drive, Dropbox, Mega, ..
  • Có nhiều sự lựa chọn 8 GB, 16 GB, 32 GB, 64 GB và 128 GB để dễ dàng mở rộng không gian lưu trữ.
  • Có bảo mật tốt hơn cho người dùng lưu trữ dữ liệu.
  • Thẻ có thể tải tài liệu, xóa tài liệu hoặc sao chép tài liệu một cách dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Cần định dạng lại thẻ ghi nhớ khi chuyển sang thiết bị khác điều này làm cho dữ liệu trên thẻ bị mất.
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm tập tin và quản lý các file dữ liệu.

Các định dạng phổ biến

Định dạng SD cung cấp dung lượng chỉ 2 GB trở xuống.
Định dạng SDHC phổ biến, với dung lượng trên 2GB tối đa 32GB
Định dạng SDXC có dung lượng trên 32 GB đến 2 TB.
Định dạng SDUC và cũng là định dạng ra mắt gần đây có dung lượng nhớ lên đến 128 TB.

7. Kiểm tra thiết bị của bạn hỗ trợ loại nào

  • Bạn có thể kiểm tra thông số kỹ thuật trên bảng thông tin sản phẩm trong hộp điện thoại.
  • Kiểm tra trang web bạn đã mua để tìm thông tin, thông số kỹ thuật của máy.
  • Liên hệ nơi bạn mua máy

8. Cách chuyển dữ liệu từ Android sang thẻ nhớ

Chuyển các file hình ảnh, video, ghi âm,.. từ Android sang thẻ ghi nhớ

Bước 1: Vào ứng dụng Quản lý file đã được cài đặt sẵn trên điện thoại Android. Nếu không có, hãy tải ứng dụng trình quản lý tệp tin tại CHPlay cho điện thoại Android.

Bước 2: Sau khi đã vào được ứng dụng Quản lý file. Tiếp theo bạn chọn Bộ nhớ trong (Internal storage)

Bước 3: Nhấn liền 1 hình ảnh cần chọn. Lúc này sẽ xuất hiện các ô checkbox cho bạn tích vào. Nếu muốn chọn tất cả bạn hãy chọn vào ô checkbox All ở trên cùng.

Bước 4: Sau khi đã chọn file xong, nhấn vào dấu 3 chấm -> chọn di chuyển (move).

Bước 5: Cửa sổ giao diện mới xuất hiện, chọn mục thẻ nhớ ngoài (sd card) -> chọn vị trí muốn lưu trữ (có thể tạo thư mục mới để lưu trữ các file)

Chuyển ứng dụng từ Android sang thẻ nhớ

Bước 1: Vào phần Cài đặt -> Ứng dụng

Bước 2: Chọn ứng dụng cần di chuyển sang thẻ nhớ-> chọn Lưu trữ (storage) -> chọn thay đổi (Change) -> chọn thẻ nhớ ngoài. Tiếp tục chọn Di chuyển để quá trình được hoàn tất.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về thẻ nhớ và cách chuyển dữ liệu từ Android sang thẻ nhớ mà không cần ứng dụng của bên thứ ba. Các thao tác chuyển có thể khác nhau một chút tùy thuộc vào loại thẻ nhớ, nhưng các phương pháp đều tương tự nhau.

Hi vọng bạn có thể tìm được thẻ nhớ yêu thích và sử dụng thành công.

XEM THÊM TẠI: https://hip-cooking.com/